Thread has no images

Cách tra mã lỗi điều hòa Daikin inverter và cách sửa

Tình trạng
Đã bán
Tình trạng: Đã bán
Điện thoại di động: Chưa có (Lưu ý an toàn khi mua hàng)
Địa chỉ: No address for this user.
Thông tin: Đã gửi 6/5/16, 2118 Xem, 0 Trả lời
  1. thang296

    thang296 Cao cấp

    6/5/11
    29
    5
    Điểm:
    $0
    #1 thang296, 6/5/16

    Thông tin sản phẩm

    Tình trạng
    Đã bán
    Điều hòa là một trong những thiết bị hiện đại giúp căn phòng nhà bạn thêm mát mẻ ,là biện pháp chống nóng tốt nhât cho gia đình.
    Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sẽ có thể phát sinh một số sự cố thông thường, trong đó có hiện tượng điều hòa vẫn chạy bình thường mà không thấy mát và báo lõi.Chúng tôi xin huong dãn cách tra mã lỗi điều hòa của điều hòa DAIKIN

    Cách tra mã lỗi điều hòa DAIKIN

    B1 : NHẤN GIỮ NÚT CANCEL TRÊN REMOTE KHOẢNG 15 GIÂY , MÀN HÌNH REMOT SẼ HIỆN LÊN BẢNG MÃ LỖI .
    B2 : NHẤN TIẾP NÚT LÊN XUỐNG NHIỆT ĐỘ ĐỂ KIỂM TRA
    B3 : KHI NGHE TIẾNG ” TÍT TÍT ” KÉO DÀI Ở LỖI NÀO THÌ MÁY SẼ BỊ LỖI ĐÓ
    BẢNG MÃ LỖI CỦA MÁY LẠNH DAIKIN
    http://suadieuhoadaikin.org/wp-content/uploads/2015/11/remote-dieu-hoa-daikin.jpg
    A0: Lỗi của thiết bị bảo vệ bên ngoài.
    - Kiểm tra lại cài đặt và thiết bị kết nối bên ngoài
    - Thiết bị không tương thích
    - Lỗi bo dàn lạnh
    A1: Lỗi ở board mạch
    - Thay bo dàn lạnh
    A3: Lỗi ở hệ thống điều khiển mức nước xả(33H).
    - Điện khoâng được cung cấp
    - Kiểm tra công tắc phao.
    - Kiểm tra bơm nước xả
    - Kiểm tra đường ống nước xả có đảm bảo độ dốc không
    - Lỗi bo dàn lạnh
    - Lỏng dây kết nối
    A6: Motor quạt (MF) bị hỏng, quá tải.
    - Thay mô tơ quạt
    - Lỗi kết nối dây giữa mô tơ quạt và bo dàn lạnh
    A7: Motor cánh đảo gió bị lỗi
    - Kiểm tra mô tơ cánh đảo gió
    - Cánh đảo gió bị kẹt
    - Lỗi kết nối dây mô tơ Swing
    - Lỗi bo dàn lạnh
    A9: Lỗi van tiết lưu điện tử (20E).
    - Kiểm tra cuộn dây van tiết lưu điện tử, thân van
    - Kết nối dây bị lỗi
    - Lỗi bo dàn lạnh
    AF: Lỗi mực thoát nước xả dàn lạnh
    - Kiểm tra đường ống thoát nước,
    - PCB dàn lạnh.
    - Bộ phụ kiện tùy chọn (độ ẩm)bị lỗi
    C4: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ(R2T) ở dàn trao đổi nhiệt
    - Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống gas lỏng
    - Lỗi bo dàn lạnh
    C5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R3T) đường ống gas hơi.
    - Kiểm tra cảm biến nhiệt độ đường ống ga hơi
    - Lỗi bo dàn lạnh
    C9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió hồi .
    - Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió hồi
    - Lỗi bo dàn lạnh.
    CJ: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ trên remote điều khiển.
    - Lỗi cảm biến nhiệt độ của điều khiển
    - Lỗi bo romote điều khiển
    E1: Lỗi của board mạch.
    - Thay bo mạch dàn nóng
    E3: Lỗi do sự tác động của công tắc cao áp.
    - Kiểm tra áp suất cao dẫn tới tác động của công tắc áp suất cao
    - Lỗi công tắc áp suất cao
    - Lỗi bo dàn nóng
    - Lỗi cảm biến áp lực cao
    - Lỗi tức thời – như do mất điện đột ngột
    E4: Lỗi do sự tác động của cảm biến hạ áp.
    - Áp suất thấp bất thường(<0,07Mpa)
    - Lỗi cảm biến áp suất thấp.
    - Lỗi bo dàn nóng.
    - Van chặn không được mở
    E5: Lỗi do động cơ máy nén inverter
    - Máy nén inverter bị kẹt, bị dò điện, bị lỗi cuộn dây.
    - Dây chân lock bị sai (U,V,W)
    - Lỗi bo biến tần
    - Van chặn chưa mở.
    - Chênh lệch áp lực cao khi khởi động( >0.5Mpa)
    E6: Lỗi do máy nén thường bị kẹt hoặc bị quá dòng.
    - Van chặn chưa mở.
    - Dàn nóng không giải nhiệt tốt
    - Điện áp cấp không đúng
    - Khởi động từ bị lỗi
    - Hỏng máy nén thường
    - Cảm biến dòng bị lỗi
    E7: Lỗi ở mô tơ quạt dàn nóng.
    - Lỗi kết nối quạt và bo dàn nóng
    - Quạt bị kẹt
    - Lỗi mô tơ quạt dàn nóng
    - Lỗi bo biến tần quạt dàn nóng
    F3: Nhiệt độ đường ống đẩy không bình thường.
    - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ ống đẩy.
    - Cảm biến nhiệt độ ống đẩy bị lỗi hoặc sai vị trí
    - Lỗi bo dàn nóng
    H7: Tín hiệu từ mô tơ quạt dàn nóng không bình thường.
    - Lỗi quạt dàn nóng
    - Bo Inverter quạt lỗi
    - Dây truyền tín hiệu lỗi
    H9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió bên ngoài.
    - Kiểm tra cảm biến nhiệt độ gió ra dàn nóng bị lỗi
    - Lỗi bo dàn nóng
    J2: Lỗi ở đầu cảm biến dòng điện.
    - Kiểm tra cảm biến dòng bị lỗi
    - Bo dàn nóng bị lỗi
    J3: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ đường ống gas đi (R31T~R33T).
    - Lỗi cảm biến nhiệt độ ống đẩy
    - Lỗi bo dàn nóng
    - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ
    J5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) đường ống gas về.
    - Lỗi cảm biến nhiệt độ ống hút
    - Lỗi bo dàn nóng
    - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ
    J9: Lỗi cảm biến độ quá lạnh(R5T)
    - Lỗi cảm biến độ quá lạnh R5T
    - Lỗi bo dàn nóng
    JA: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas đi.
    - Lỗi cảm biến áp suất cao
    - Lỗi bo dàn nóng
    - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai
    JC: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas về.
    - Lỗi cảm biến áp suất thấp
    - Lỗi bo dàn nóng
    - Lỗi kết nối của cảm biến nhiệt độ hoặc vị trí sai
    L4: Lỗi do nhiệt độ cánh tản nhiệt bộ biến tần tăng.
    - Nhiệt độ cánh tản nhiệt tăng cao (≥93°C)
    - Lỗi bo mạch
    - Lỗi cảm biến nhiệt độ cánh tản nhiệt
    L5: Máy nén biến tần bất thường
    - Hư cuộn dây máy nén Inverter
    - Lỗi khởi động máy nén
    - Bo Inverter bị lỗi
    L8: Lỗi do dòng biến tần không bình thường.
    - Máy nén Inverter quá tải
    - Lỗi bo Inverter
    - Máy nén hỏng cuộn dây( dò điện, dây chân lock…)
    - Máy nén bị lỗi
    L9: Lỗi do sự khởi động máy nén biến tần.
    - Lỗi máy nén Inverter
    - Lỗi dây kết nối sai(U,V,W,N)
    - Không đảm bảo chênh lệch áp suất cao áp và hạ áp khi khơi động
    - Van chặn chưa mở
    - Lỗi bo Inverter
    LC: Lỗi do tín hiệu giữa bo Inverter và bo điều khiển
    - Lỗi do kết nối giữa bo Inverter và bo điều khiển dàn nóng
    - Lỗi bo điều khiển dàn nóng
    - Lỗi bo Inverter
    - Lỗi bộ lọc nhiễu
    - Lỗi quạt Inverter
    - Kết nối quạt không đúng
    - Lỗi máy nén
    - Lỗi mô tơ quat
    P4: Lỗi cảm biến tăng nhiệt độ cánh tản nhiệt Inverter
    - Lỗi cảm biến nhiệt độ cánh tản nhiệt
    - Lỗi bo Inverter
    PJ: Lỗi cài đặt công suất dàn nóng
    - Chưa cài đặt công suất dàn nóng
    - Cài đặt sai công suất dàn nóng khi thay thế bo dàn nóng
    U0: Cảnh báo thiếu ga
    - Thiếu ga hoặc ngẹt ống ga (lỗi thi công đường ống)
    - Lỗi cảm biến nhiệt (R4T, R7T)
    - Lỗi cảm biến áp suất thấp
    - Lỗi bo dàn nóng
    U1: Ngược pha, mất pha
    - Nguồn cấp bị ngược pha
    - Nguồn cấp bị mất pha
    - Lỗi bo dàn nóng
    U2: Không đủ điện áp nguồn hoặc bị tụt áp nhanh.
    - Nguồn điện cấp không đủ
    - Lỗi nguồn tức thời
    - Mất pha
    - Lỗi bo Inverter
    - Lỗi bo điều khiển dàn nóng
    - Lỗi dây ở mạch chính
    - Lỗi máy nén
    - Lỗi mô tơ quạt
    - Lỗi dây truyền tín hiệu
    U3: Lỗi do sự vận hành kiểm tra không dược thực hiện.
    - Chạy kiểm tra lại hệ thống
    U4: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa dàn lạnh và dàn nóng
    - Dây giữa dàn lạnh-dàn nóng, dàn nóng-dàn nóng bị đứt, ngắn mạch
    hoặc đấu sai (F1,F2)
    - Nguồn dàn nóng bị mất
    - Hệ thống địa chỉ không phù hợp
    - Lỗi bo dàn nóng
    ---------------------------------
    Thông thường khi sử dụng điều hòa hay gặp một số lỗi thường gặp mà bạn có thể tự khắc phục và sửa chữa được, không cần nhờ đến dịch vụ sửa điều hòa tại nhà để tiết kiệm chi phí..
    1. Nguyên tắc hoạt động của điều hòa
    Để biết được lỗi mà điều hòa nhà bạn gặp phải thì điều đầu tiên là bạn cần năm được nguyên tắc hoạt động cơ bản của điều hòa. Điều hòa không khí sử dụng chất tải lạnh Floron 22. Công thức hóa học CHCIF2, ta thường gọi là Gas điều hòa không khí. Không màu, không mùi, không gây cháy nổ tuy nhiên thì nó lại là tác nhân gây ra hiện tượng nhà kính.
    Nguyên tắc hoạt động của điều hòa là lấy nhiệt độ của môi trường cần làm mát, để hóa hơi môi chất lạnh sau đó nhả nhiệt ra môi trường bên ngoài, để trở về dạng lỏng.
    Quá trình hoạt động của chất tải lạnh để làm lạnh không khí trong phòng:
    Khi mở máy điều hòa lốc nén(block) hoạt động đẩy chất tải lạnh, chất tải lạnh ở dạng lỏng, được đẩy đi, qua Van Tiết Lưu, rồi tiếp tục vào cục trong nhà, nhận nhiệt để hóa hơi từ dạng lỏng thành dạng hơi, rồi tiếp tục đi ra cục ngoài, rồi nhã nhiệt nhờ quạt gió làm mát cưỡng bức trở lại thành dạng lỏng, rồi về đầu hút của lốc nén.
    2. Các lỗi thường gặp của điều hòa và cách khắc phục
    Khi điều hòa nhà bạn hỏng thì thường nghĩ tới việc gọi thợ http://suadiennuochanoi.vn/11/sua-chua-bao-duong-lap-dat-dieu-hoa-tai-nha tại nhà tới để khắc phục. Tuy nhiên, việc gọi thợ sửa tới cũng có nhiều hạn chế như mất tiền, mất thời gian đợi, giá thành cao, cần phải chọn dịch vụ sửa điểu hòa uy tín,… vậy nên, nếu bạn biết được lỗi cơ bản thì có thể sửa cũng như nắm được lỗi để không bị qua mắt khi sử dụng dịch vụ sửa điều hòa.
    - Máy điều hòa không lạnh: nguyên nhân, không có sự trao nhiệt giữa chất tải lạnh với môi trường trong phòng
    - Máy điều hòa không chạy chế độ lạnh: Xác minh lại trên remote điều khiển, SET lại chế độ lạnh. Nếu đã SET chế độ lạnh mà không lạnh, thì kiểm tra đèn báo block nén, hiển thị trên máy. Có 3 trường hợp
    - Đèn báo block đỏ, nhưng block không chạy: board khiển hư, hoăc block nén đã hỏng
    Đèn báo block đỏ, block chạy, vẫn không lạnh: đa số trường hợp này là thiếu ga, hoăc dàn lạnh (lâu ngày không vệ sinh.
    - Thiếu ga: Trường hợp này bạn cần gọi công ty sửa điều hòa uy tín để họ http://suadiennuochanoi.vn/dich-vu-bao-duong-nap-ga-dieu-hoa-20 đúng quy trình để đảm bảo máy điều hòa nhà bạn chạy ổn định hơn

    Trường hợp, đèn báo block không đỏ, chỉ cần kiểm tra tiếp điểm kết nôi dây giữa giàn nóng với giàn lạnh.
     

    Về người bán

    thang296
    Ngày tham gia:
    6/5/11
    Sản phẩm:
    29
    Thích đã nhận:
    5
Đang tải...