Doanh nghiệp có lao đao khi siết tín dụng bất động sản?

Tình trạng
Đã bán
Tình trạng: Đã bán
Giá: 216.700.000
Điện thoại di động:
Địa chỉ: No address for this user.
Thông tin: Đã gửi 8/3/18, 228 Xem, 0 Trả lời
  1. luulananhvn Thành viên

    13/1/18
    30
    0
    Điểm:
    $0
    #1 luulananhvn, 8/3/18

    Thông tin sản phẩm

    Tình trạng
    Đã bán
    Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ tích HD Mon Holdings cho biết, việc ngân hàng siết tín dụng bất động sản vào thời điểm này là hợp lý và kịp thời. Khi nguồn tín dụng vào bất động sản được kiểm soát, thì có thể giúp thị trường phát triển ổn định, minh bạch hơn và bản thân doanh nghiệp cũng sẽ có những bước đi thận trọng hơn trong cơ cấu sản phẩm.

    Doanh nghiệp tự gỡ khó

    Ông Tuấn cho rằng, với những dự án hiệu quả và chủ đầu tư uy tín, việc nắn dòng vốn tín dụng cũng không bị tác động nhiều. Dẫn chứng tại dự án Mon Central Láng Hạ trên diện tích 3.000 m2 triển khai trong bối cảnh thị trường khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn hoàn thành phần thô mà chưa mở bán.

    “Cách làm của công ty là đi chậm mà chắc, không đầu tư dàn trải. Làm dự án nào, tập trung mọi khả năng về tài chính, con người nhằm gây dựng niềm tin của khách hàng” - ông Tuấn cho biết.

    Còn Nguyễn Quốc Dũng – Phó Tổng Giám đốc VIDEC chia sẻ, việc tiếp cận vốn vay khắt khe hơn buộc doanh nghiệp phải định vị lại phân khúc đúng với nhu cầu thực của thị trường, cân nhắc kỹ khi thực hiện dự án và người mua nhà cũng phải tính toán, lược bỏ dần nhà đầu cơ, lướt sóng trên thị trường. Các ngân hàng cũng phải “soi” kỹ dự án, chỉ đổ vốn vào những dự án có sản phẩm phù hợp với thị trường.

    Để ứng phó với những biến động về vốn, ông Dũng cho biết công ty sẽ đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán để làm nền tảng phát triển trong tương lai. Tương tự, ông Phạm Thành Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Thế Kỷ (CENGROUP) cho biết, trong quý I/2018, một công ty thành viên của Tập đoàn là CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) sẽ đưa cổ phiếu lên niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).

    Dưới góc độ bán hàng, ông Lê Ngọc Quỳnh - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hợp tác Thịnh Vượng cho rằng ông tư vấn cho rất nhiều chủ đầu tư đưa ra các chính sách nhằm giúp khách hàng vốn ít có thể mua nhà ở ngay giúp khách hàng giảm thiểu khó khăn khi gặp phải những rào cản về vốn.

    “Chẳng hạn như phương án cho người mua căn hộ đóng 30% giá trị hợp đồng. Thậm chí có dự án còn áp dụng các phương án thanh toán linh hoạt, giãn thời gian thanh toán lên đến 20 tháng đối với các sản phẩm nhà liền thổ” - ông Quỳnh dẫn chứng.

    Thách thức và cơ hội

    Trong khi đó, ông Phạm Mạnh Thắng - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank nhấn mạnh: “Việc siết vốn vào lĩnh vực tiêu dùng, BĐS, chứng khoán sẽ giúp hệ thống tài chính ngân hàng phát triển bền vững. Riêng đối với lĩnh vực địa ốc, các ngân hàng cũng cần lựa chọn dự án khả thi để cho vay, hạn chế việc cho vay ồ ạt để nợ xấu quay trở lại”.

    Theo ông Nguyễn Văn Đực – Phó Giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, ngân hàng đang rà soát lại những gói của tư nhân, doanh nghiệp vay tiêu dùng nhưng thực chất là đổ vào bất động sản để hạn chế việc đầu tư bất động sản quá nhiều, tránh gây bong bóng như các đây 10 năm. Cũng vì lý do trên mà doanh nghiệp hiện nay rất khó vay được ngân hàng nếu chưa đủ thủ tục pháp lý. Do đó, doanh nghiệp tìm đến các nguồn vốn khác như từ người dân, từ M&A, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…

    Theo chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển, năm 2018, nguồn vốn đổ vào bất động sản sẽ vẫn khá dồi dào. Nguyên nhân là do nhà đầu tư cá nhân đã có niềm tin vào thị trường bất động sản nên sẽ tiếp tục giải ngân để đầu tư. Ngoài ra, các công ty nước ngoài đầu tư vào bất động sản thông qua hợp tác và M&A sẽ còn diễn ra sôi động. Dòng vốn đầu tư FDI vào bất động sản trong năm qua cũng đứng thứ 2, đạt hơn 2 tỷ USD. Chưa kể, các công ty bất động sản niêm yết đã tăng vốn khá lớn từ thị trường chứng khoán để đầu tư vào các dự án.

    Trước bối cảnh này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cũng khuyến nghị đến các doanh nghiệp bất động sản cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chuẩn bị được quỹ đất, chú trọng chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài có uy tín và năng lực tài chính để hợp tác đầu tư.

    “Việc giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay tín dụng đang ngày càng hạn chế vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư kinh doanh nhằm phát triển doanh nghiệp và thị trường bất động sản ngày càng minh bạch và bền vững” – ông Châu khẳng định.

    https://batdongsan.com.vn
     

    Về người bán

    luulananhvn
    Ngày tham gia:
    13/1/18
    Sản phẩm:
    30
    Thích đã nhận:
    0