1. D&N Shop

    D&N Shop Thành viên

    5/8/16
    100
    0
    Nam
    Điểm:
    $0
    #1 D&N Shop, 21/8/17

    Thông tin sản phẩm

    Đồng hồ đo áp suất. Đo áp suất bằng đồng hồ chân đứng, chân sau. Dong ho do ap suat. Đồng hồ đo áp suất xuất xứ từ Hà Lan. Công ty Hưng Phát là đại diện của hãng chuyên sản xuất đồng đồ đo áp suất Stiko (Hà Lan). Đồng hồ đo áp suất Stiko giá rẻ chất lượng cao.



    Đồng hồ đo áp suất được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy hiện nay. Với nhu cầu ngày càng cao, các nhà sản xuất cạnh tranh nhau và cho ra đời các dòng sản phẩm chất lượng cao với giá cả ngày càng rẻ. Trong đó, hãng Stiko của Hà Lan là nơi chuyên sản xuất các loại http://vandieukhien.vn/vi/dong-ho-do-ap-suat-dong-ho-do-nhiet-do/

    Trong các dây chuyền sản xuất, chúng ta vẫn thường hay bắt gặp các cảm biến như: http://vandieukhien.vn/cam-bien-ap-suat-4-20ma/, http://vandieukhien.vn/cam-bien-nhiet-do-gia-re/... Và chúng thường hay đi cùng với các bộ chia tín hiệu 4-20ma để đưa tín hiệu điều khiển về PLC hoặc Scadar. Ngoài ra, tại các bồn chứa hay đường ống chúng ta cũng cần phải có một đồng hồ cơ đo áp suất. Đồng hồ này sẽ hiển thị bằng kim giá trị thực tế áp suất hiện có. Giúp chúng ta dễ dàng giám sát được hệ thống và bảo trì.

    Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất cơ
    Có rất nhiều nhà sản xuất trên thế giới sản xuất ra đồng hồ đo áp suất. Mỗi nơi sẽ sản xuất một kiểu dáng khác nhau. Nhưng hầu hết chúng đều có cấu tạo cơ bản giống nhau.



    Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất cơ

    Dựa vào hình trên, chúng ta sẽ đoán được một cách đơn giản về cấu tạo của đồng hồ. Tuy nhiên, trên thực tế, dong ho do ap suat có cấu tạo không hề đơn giản.



    Bạn sẽ ngạc nhiên khi thật sự biết được một chiếc đồng hồ đo áp suất được cấu tạo từ nhiều thành phần như trên. Tuy nhiên, đễ cho dễ hiểu thì chúng ta chia chúng ra thành những phần chính như sau:

    • Mặt đồng hồ: gồm có kính bảo vệ, bên trong có kim và mặt chia vạch để hiển thị giá trị áp suất đo được
    • Vỏ bảo vệ: thông thường được làm bằng inox
    • Bộ phận truyền động: đây chính là nơi trung gian nhận lực từ chân kết nối và kéo kim chỉ thị dịch chuyển
    • Chân kết nối: được làm bằng đồng hoặc inox
    • Một ống chứa áp suất: đối với đo áp suất nước thì nước được đẩy vào đầy ống chứa và sau đó đẩy kim dịch chuyển. Khi nước xuống mức thấp thì áp suất trong ống chứa giảm dẫn đến kim sẽ được kéo xuống theo.
    Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất cơ
    Giống như tên gọi của nó, đồng hồ đo áp suất cơ sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý truyền động. Khi có lưu chất chảy qua (nước, dầu, khí nén...) thì lưu chất len vào ống chứa và làm ống này giãn ra. Khi lưu chất càng nhiều thì áp lực càng lớn làm cho ống chứa giãn ra nhiều và đẩy kim lên nhiều. Ngược lại, lưu chất ít sẽ làm ống chứa co lại và kim chạy xuống.

    Cần lưu ý gì khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất ?
    1) Dãy áp suất cần đo

    Áp suất có rất nhiều đơn vị đo khác nhau như: Mpa, bar, psi... Tùy vào nhà sản xuất khác nhau mà họ sẽ sản xuất loại đồng hồ đo với đơn vị đo khác nhau. Tuy nhiên, thông thường các đơn vị đo có liên quan với nhau và chuyển đổi qua lại với nhau. Ví dụ: 1 Mpa = 10 bar. Vì thế, nếu trong trường hợp không có loại đơn vị đo mong muốn thì chúng ta vẫn có thể lựa chọn loại khác cho phù hợp.

    Đối với dong ho do ap suat của hãng Stiko (Hà Lan), đồng hồ đo bằng đơn vị bar. Có rất nhiều dãy đo khác nhau như: 0-4 bar, 0-10 bar, 0-16 bar, 0-25 bar, 0-40 bar.... Chúng ta cần lựa chọn loại đồng hồ đo nào có dãy đo lớn hơn giá trị cực đại mà chúng ta cần đo. Ví dụ: cần đo áp suất đường ống với áp suất từ 0-1.6 Mpa thì nên chọn loại đồng hồ từ 0-4 Mpa. Trong trường hợp không có đồng hồ loại Mpa thì chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn loại 0-25 bar thay thế.

    2) Chân kết nối

    Có rất nhiều loại chân kết nối các nhau. Các loại chân kết nối sẽ tuân theo một quy chuẩn nhất định. Thông thường đối với mặt đồng hồ 80mm trở xuống thì sẽ có chân kết nối là G1/4", G1/4" NPT, G3/8", G3/8"NPT...

    Còn đối với mặt từ 100mm trở lên thì sẽ thông dụng loại: G1/2", G1/2"NPT, G1"....

    3) Vị trí chân kết nối



    Điều này cũng khá quan trọng. Thông thường sẽ có 2 loại là chân đứng và chân ngang như trên hình. Chúng ta cần biết và lựa chọn chính xác khi mua http://vandieukhien.vn/dong-ho-do-ap-suat/.
    4) Các thông số khác

    Ngoài các thông số quan trọng trên. Khi lựa chọn đồng hồ đo thì chúng ta cần nên chú ý một số đặc điểm khác như:

    • Vạch chia của thang đo: đối với việc đo đòi hỏi độ chính xác cao thì nên chọn loại đồng hồ có vạch chia càng nhỏ càng tốt.
    • Môi chất cần đo là gì: thông thường thì ta không cần quan tâm đến thông số này. Tuy nhiên, khi đo các môi chất như acid, hóa chất thì nên chọn vật liệu là 316L hoặc 316 Ti.
    • Đồng hồ đo có dầu giảm rung hay không.
    • Nhiệt độ của môi chất cần đo.
    Ứng dụng của đồng hồ đo áp suất


    Hình ảnh về ứng dụng chi tiết của đồng hồ đo áp suất

    Dựa vào hình trên chúng ta có thể dễ dàng hình dung được ứng dụng của nó. Đồng hồ đo sẽ gắn trực tiếp trên bồn chứa, đường ống... giúp chúng ta có cái nhìn trực quan. Từ đó, công tác giám sát và bảo trì sẽ trở nên đơn giản hơn.

    Việc lựa chọn một http://vandieukhien.vn/dong-ho-ap-suat-khi-nen/ phù hợp sẽ giúp công việc vận hành đơn giản hơn. Giúp các thiết bị hoạt động bền hơn và tiết kiệm chi phí cho nhà máy của chúng ta.

    Với những chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp cho các bạn có thêm một số kiến thức về đồng hồ đo áp suất. Từ đó, có thể lựa chọn một loại phù hợp cho nhà máy của các bạn. Chắc chắn trong bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Các bạn hãy góp ý bên dưới để cùng trao đổi thêm nhé.

    Chúc các bạn thành công !

    Liên hệ: Trần Khánh Dương (Mr.)

    Email: duong.tran@huphaco.vn

    Mobile: 0972.19.74.76

    Website: http://www.vandieukhien.vn/
     
Đang tải...