Thread has no images

Máy chủ phân dải tên miền DNS là gì ?

Tình trạng
Đã bán
Tình trạng: Đã bán
Giá: 5.000
Điện thoại di động:
  • (long)
Địa chỉ: 61 Mễ Trì, Hà Nội, Việt Nam, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (Bản đồ)
Thông tin: Đã gửi 5/7/17, 548 Xem, 0 Trả lời
  1. seo15.vdo

    seo15.vdo Cao cấp

    19/6/17
    11
    0
    Điểm:
    $0
    #1 seo15.vdo, 5/7/17

    Thông tin sản phẩm

    Tình trạng
    Đã bán
    Máy chủ phân dải tên miền DNS là gì ?

    Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều “nói chuyện” với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol) . Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP. Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như: http://www.vdo.com.vn, http://www.maychuvietnam.com.vn thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ.

    http://dichvuthuemaychu.com/wp-content/uploads/2017/07/Capture1.png
    Máy chủ phân dải tên miền DNS là gì

    Máy chủ phân giải tên miền (DNS Server) là những máy chủ được cài đặt, và cung cấp dịch vụ phân giải tên miền DNS. Máy chủ DNS được phân ra thành 2 loại như sau :

    Primary DNS Server (PDS)

    Primary DNS Server (PDS) là nguồn xác thực thông tin chính thức cho các tên miền mà nó được phép quản lý. Thông tin về một tên miền do PDS được phân cấp quản lý thì được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được chuyển sang các Secondary DNS Server (SDS).

    Các tên miền do PDS quản lý thì được tạo, và sửa đổi tại PDS và sau đó được cập nhật đến các SDS .

    Secondary DNS Server (SDS)

    DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS server để lưu địa chỉ cho mỗi một vùng (zone). PDS quản lý các vùng và SDS được sử dụng để lưu trữ dự phòng cho vùng, và cho cả PDS. SDS không nhất thiết phải có nhưng khuyến khích hãy sử dụng . SDS được phép quản lý tên miền nhưng dữ liệu về tên miền không phải được tạo ra từ SDS mà được lấy về từ PDS.

    SDS có thể cung cấp các hoạt động ở chế độ không tải trên mạng. Khi lượng truy vấn vùng (zone) tăng cao, PDS sẽ chuyển bớt tải sang SDS (quá trình này còn được gọi là cân bằng tải), hoặc khi PDS bị sự cố thì SDS hoạt động thay thế cho đến khi PDS hoạt động trở lại .

    SDS thường được sử dụng tại nơi gần với các máy trạm (client) để có thể phục vụ cho các truy vấn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cài đặt SDS trên cùng một subnet hoặc cùng một kết nối với PDS là không nên. Điều đó sẽ là một giải pháp tốt để dự phòng cho PDS, vì khi kết nối đến PDS bị hỏng thì cũng không ảnh hưởng gì tới đến SDS.

    Ngoài ra, PDS luôn duy trì một lượng lớn dữ liệu và thường xuyên thay đổi hoặc thêm các địa chỉ mới vào các vùng. Do đó, DNS server sử dụng một cơ chế cho phép chuyển các thông tin từ PDS sang SDS và lưu giữ trên đĩa. Khi cần phục hồi dữ liệuvề các vùng, chúng ta có thể sử dụng giải pháp lấy toàn bộ ( full ) hoặc chỉ lấy phần thay đổi (incrememtal).

    DNS Server trong Workgroup

    Vài trò DNS Server

    Sẽ chẳng thừa khi bạn phải tìm hiểu kỹ hơn về DNS server bởi vì tất cả các dịch vụ mạng hiện nay trên Internet cũng như trong mạng nội bộ đều cần đến DNS server. Với mô hình Workgroup bạn có thể dùng DNS server để phân giải tên của các máy tính hoặc dùng dịch vụ WINS để tạo WINS server. Tuy nhiên với domain, với mạng Internet nhất thiết không thể thiếu DNS server.

    Khi một máy client bắt đầu khởi động máy tính thì công việc đầu tiên nó sẽ xin IP và thông số liên quan đến IP như default gateway, địa chỉ DNS server… từ DHCP Server. Sau khi xin xong, công việc đầu tiên nó làm là yêu cầu các thông tin từ DNS server chứ không phải là domain controller hay bất cứ một server nào khác. DNS server mà cấu hình sai hay bị lỗi thì không bao giờ hình thành hệ thống mạng được. Để đảm bảo an toàn, ta có rất nhiều phương pháp để chia tải cho DNS server, cấu hình backup, chạy song hành 2 hay nhiều DNS server để đảm bảo hệ thống không bao giờ bị “down”.

    DNS Server có thể phân giải host name (Ví dụ vdo.com.vn) thành địa chỉ IP cụ thể và ngược lại, DNS server sẽ phân giải tên miền cho các máy web server, mail server. Nhờ DNS server, bạn có thể truy cập web server với một tên miền bất kỳ, miễn sao DNS server có record tương ứng để phân giải ra IP. DNS server chắc chắn phải có MX Record thì mail server trong mạng mới có thể nhận mail từ bên ngoài vào. Nói tóm lại DNS server là đại diện duy nhất, nắm hết tất cả thông tin về host name và IP của các máy trong mạng. Khi cần làm bất cứ công việc gì thì thứ đầu tiên máy đó làm là gởi yêu cầu đến DNS server để tìm thông tin host name, IP…
    • http://vdo.vn/cho-thue-may-chu
    • http://vdo.vn/thue-vps-gia-re
    • http://vdo.vn/mua-host-gia-re
    Công ty cổ phần dữ liệu trực tuyến VDO:
    • Số 61 Phố Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
    • 366 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
    Hoặc tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 6891

    Hotline: XXX – XXX – XXX – XXX
     

    Về người bán

    seo15.vdo
    Ngày tham gia:
    19/6/17
    Sản phẩm:
    11
    Thích đã nhận:
    0
Đang tải...