Board nguồn là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu trong tất cả các dòng máy chiếu chính hãng sử dụng công nghệ 3LCD của Nhật Bản (Panasonic, Sony, Epson, Hitachi, Nec, Eiki, Sanyo, 3M…) cho tới máy chiếu công nghệ DLP của Mỹ (Viewsonic, Optoma, BenQ, Vivitek, Infocus, Dell, Acer…).
Nó đóng vai trò là bộ phận cung cấp và duy trì nguồn điện ổn định cho bộ phận khác máy chiếu hoạt động. Board Nguồn được cấu tạo bởi bo mạch, IC, chip, tụ điện, dây đồng, biến trở, biến thế…nó thường có dạng hình chữ nhật.
Tùy vào cấu tạo của từng model máy chiếu mà khi ở chế độ Stand By từ hiệu điện thế 220v sau khi qua Bo nguồn máy chiếu sẽ nâng lên khoảng 300v, còn khi cấp lên Board cao áp là khoảng 380v, khi cấp lên main máy chiếu thì có điện thế khoảng 22v, nếu như không hiểu biết chuyên sâu thì khó mà thao tác xử lý kiểm tra lỗi.
DẤU HIỆU BOARD NGUỒN MÁY CHIẾU BỊ HƯ HỎNG
Khi nhất nút mở nguồn máy chiếu mà đèn báo không sáng hoặc cứ báo màu đỏ, quạt tản nhiệt bên trong máy chiếu không phát ra tiếng gió.
Có trường lúc vừa mở máy chiếu lên thì liền phát ra tiếng nổ và khói bốc lên. Đó là lúc ta có thể nghĩ tới trường hợp máy chiếu bị lỗi hư Bo nguồn.
CÁCH XỬ LÝ MÁY CHIẾU BỊ HƯ BOARD NGUỒN
Vì Bo nguồn máy chiếu là 1 cụm vi mạch nên nếu như gặp hư hỏng nhẹ thì hoàn có thể dò tìm lỗi và thay bộ phận linh kiện (Chip, tụ điện, biến trở…) cấu thành đã bị hư bằng loại tương đương của hãng máy chiếu đó. Đương nhiên, phải do kỹ thuật sửa chữa máy chiếu giỏi có tay nghề cao kiểm tra và phải có linh kiện phù hợp để thay thế và sửa chữa.
Còn nếu như gặp phải tình trạng cháy nổ nặng và không có cách nào sửa được thì cách duy nhất đó là thay nguyên cụm Board nguồn mới. Đương nhiên giá thành cũng sẽ đắt hơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
• ĐT: XXX – XXX
• Địa chỉ: số 1 ngõ 120 Yên Lãng, Đống Đa, HN
• Email: Maychieu24h@gmail.com
• Zalo: XXX
FB: http://facebook.com/Maychieu24hvnn