Thị trường thang máy ở Việt Nam hiện nay đang là 1 trong những thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, với ưu thế có nguồn tài chính mạnh, các công ty thang máy nước ngoài đang có lợi thế hơn các công ty trong nước.
Theo tốc độ đô thị hóa, những tòa nhà cao tầng mọc lên nhanh chóng; nhu cầu lắp đặt thang máy theo đó tăng cao. Thị trường thang máy ở Việt Nam hiện nay đang là 1 trong những thị trường tiềm năng. Mặc dù số lượng công ty thang máy Việt Nam rất lớn, tuy nhiên số công ty có tên tuổi, hoạt động uy tín chuyên nghiệp chỉ khoảng 10 công ty, trong đó doanh nghiệp nội chỉ khoảng 3-4 đơn vị, và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong miếng bánh thị phần cả nước. Đứng trước sự hấp dẫn của thị trường thang máy các doanh nghiệp sản xuất thang máy Việt Nam khai thác vẫn còn vướng mắc nhiều khó khăn.
Hàng ngoại “ áp đảo"
Hiện nay, thị trường thang máy chiếm phần nhiều các hiệu thang nước ngoài là Mitsubishi, Nippon (Nhật); Thyssenkrupp (Hàn Quốc); Schindler (Thụy Sĩ),...
Với ưu thế có nguồn tài chính mạnh, các công ty thang máy nước ngoài đang đè bẹp các công ty trong nước. Ban đầu, các công ty trong nước sẽ là đơn vị bán hàng cho một số hãng sản xuất ở nước ngoài. Sau khi chiếm thị phần ở Việt Nam, các công ty nước ngoài sẽ dùng sức mạnh tài chính tìm cách thâu tóm. Chính vì thế, không ít công ty thang máy trong nước chỉ hoạt động khoảng 2-3 năm rồi bị đóng cửa.
Bên cạnh đó, tâm lý sính ngoại của không ít chủ đầu tư đã khiến cho thang nội không thể chen chân vào các dự án. Đại diện một công ty thang máy cho biết, khi tiếp nhận hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư đặt ra một trong những tiêu chuẩn quan trọng xét chọn mặt hàng thang máy phải là hàng ngoại. Phần lớn các công trình đều tin tưởng vào về dòng thang nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước vì họ tin rằng, loại thang này sẽ đảm bảo chất lượng và hệ thống an toàn hơn so.
Theo ông Trần Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Cty Thang máy Thái Bình: Hiện nay, số lượng http://thangmayhunglong.com/gioi-thieu Việt Nam là rất lớn nhưng trong mẩu bánh thị phần trong nước, thang máy Việt Nam vẫn phần nào thất thế trên sân nhà so với những hãng thang máy nước ngoài.
Những thương hiệu thang máy nước ngoài thành công tại thị trường Việt Nam đều là những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Thương hiệu càng lớn, niềm tin cũng tỉ lệ thuận theo. Vì vậy, chi phí khách hàng bỏ ra luôn bao hàm cả khoản chi phí vô hình dành cho sức mạnh thương hiệu, nhưng với khách hàng đó là một sự đảm bảo, là niềm tin tuyệt đối mà khách hàng dành cho sản phẩm.
Với doanh nghiệp Việt, cuộc cạnh tranh thang máy nội - ngoại đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư nghiêm túc. Bởi nếu không có sự đảm bảo thì cho dù giá thành chỉ 50 - 70% mức giá thang máy nước ngoài lại càng trở thành một bất lợi trong cạnh tranh.
Mặt khác, những sự cố thang máy xảy ra do thang máy không đạt yêu cầu an toàn vẫn được sử dụng càng khiến nhiều chủ đầu tư e ngại đặt niềm tin vào thương hiệu thang máy trong nước.
Thread has no images